Lô 10, KCN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội

Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm

Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm

Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm giúp xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm; đáp ứng nhu cầu của khách hàng cần công bố kết quả về vật liệu – sản phẩm đủ điều kiện lắp đặt, sử dụng, thi công… trong các công trình, dự án một cách thuận lợi, minh bạch, hợp quy.

Tổng quan nội dung Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm

Tên phép thử nghiệm: Âm học – Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm. Phần 1: Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm (để công bố kết quả).

Phương pháp thử:

ISO 11546-1:1995: Acoustics – Determination of sound insulation performances of enclosures – Part 1: Measurements under laboratory conditions (for declaration purposes) [1]

Thực hiện tại: Phòng thí nghiệm, Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh (DASM).

1. Mục tiêu và đối tượng thử nghiệm

– Mục tiêu thử nghiệm

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo tại hiện trường để xác định hiệu quả cách âm (độ suy giảm âm) của vỏ cách âm.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho từng phần cấu tạo nên vỏ cách âm mà chỉ áp dụng cho toàn bộ vỏ cách âm.

  1. Cách âm của các bộ phận cấu tạo nên vỏ như tường, cửa ra vào, cửa sổ, bộ phận giảm thanh v.v. phải được đo phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan khác.
  2. Các tiêu chuẩn liên quan đến phép đo độ giảm tiếng ồn của vỏ cách âm trong điều kiện phòng thí nghiệm (TCVN 7839-1 (ISO 11546-1) và trong cabin (ISO 11957).

Các phương pháp đo quy định trong tiêu chuẩn này dựa trên ISO 3740, ISO 9614, và ISO 11200 (xem Bảng 1).

Phụ thuộc vào phương pháp được lựa chọn mà hiệu quả cách âm (Độ suy giảm âm) của vỏ cách âm được xác định bằng độ suy giảm của mức công suất âm hoặc mức áp suất âm.

Phương pháp này được đưa ra để đo tại vị trí mà vỏ cách âm bao quanh nguồn âm thực (máy). Khi các phương pháp này không thể thực hiện được có thể sử dụng các phương pháp thay thế như phương pháp sử dụng nguồn âm nhân tạo. Các phương pháp này cũng được mô tả trong tiêu chuẩn này.

– Đối tượng thử nghiệm

Toàn bộ vỏ cách âm.

– Lựa chọn phương pháp đo

Giá trị hiệu quả cách âm của vỏ cách âm chỉ có thể đo được chính xác bằng phép đo sử dụng vỏ cách âm được thiết kế cho nguồn âm thực. Vì vậy, nếu có thể nên thực hiện phép đo bằng phương pháp sử dụng nguồn âm thực. Nếu vỏ cách âm gắn cố định hoặc gắn liền với nguồn âm khác, hiệu quả cách âm chỉ có thể xác định được bằng nguồn âm thực. Nếu không thể sử dụng nguồn âm thực, có thể sử dụng phương pháp hoán vị sử dụng trường âm ở bên ngoài để xác định hiệu quả cách âm. Trong trường hợp không thể sử dụng cả hai phương pháp nguồn âm thực và phương pháp hoán vị, hiệu quả cách âm có thể đo được bằng cách sử dụng nguồn âm nhân tạo bên trong vỏ cách âm được mô tả trong Phụ lục A. (Đối với vỏ cách âm có thể sử dụng phổ biến dùng vật liệu hút âm ở mặt trong và tỉ lệ khe hở nhỏ (tốt nhất là <2%) thì phương pháp này đặc biệt hữu ích. Phương pháp hoán vị và phương pháp nguồn âm nhân tạo có thể áp dụng cho vỏ cách âm có thể tích nhỏ hơn 2m3.

Vỏ cách âm có tỉ lệ khe hở lệch càng nhiều so với tiêu chuẩn về tỉ lệ khe hở và tiêu chuẩn về hút âm thì càng phải thực hiện phép đo sử dụng nguồn âm thực. Phương pháp hoán vị và phương pháp nguồn âm nhân tạo không thể áp dụng cho vỏ cách âm dạng vừa khít (bao bọc và sơn) vì không có thể tích tự do giữa vỏ cách âm và bề mặt của nguồn âm thực. Trong trường hợp cần có giá trị đơn dựa trên việc tiến hành các phép đo bằng phương pháp hoán vị hoặc phương pháp sử dụng nguồn âm nhân tạo, thì sử dụng độ cách âm tính bằng áp suất âm theo trọng số, Dpr.w, và độ cách âm tính bằng công suất âm theo trọng số, DW.w, (Xem định nghĩa 3.13 và 3.14). Độ cách âm theo trọng số là giá trị đơn có thể dùng để so sánh gần đúng giữa các loại vỏ cách âm khác nhau. Tuy nhiên, đại lượng này không được sử dụng như là phép đo chung cho hiệu quả cách âm của vỏ cách âm vì hiệu quả cách âm trong thực tế phụ thuộc rất nhiều vào phổ của tiếng ồn thực. Nếu mức ồn thực đã biết được hoặc được giả thiết, thì độ giảm mức ồn theo đặc tính A do sử dụng vỏ cách âm có thể ước tính được theo phương pháp đưa ra trong Phụ lục C. CHÚ THÍCH 7. Dữ liệu đo được khi sử dụng nguồn âm thực không nhất thiết phải so sánh với dữ liệu đo được khi sử dụng phương pháp hoán vị hoặc phương pháp nguồn âm nhân tạo. Trong trường hợp nguồn âm thực được gắn liền với vỏ cách âm thì sự truyền âm theo kết cấu có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.

– Phương pháp thử nghiệm áp dụng cho vỏ cách âm không có nguồn âm thực

+ Phương pháp hoán vị

+ Phương pháp nguồn âm nhân tạo

2. Quy trình thực nghiệm

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị, bố trí các thiết bị, microphone…
  • Thực hiện thử nghiệm.
  • Xử lý và báo cáo kết quả.

3. Lưu ý về Độ không đảm bảo đo

Khi sử dụng các phương pháp đo sử dụng nguồn âm thực hoặc nguồn âm nhân tuân theo tiêu chuẩn này sẽ xuất hiện độ lệch chuẩn ngang bằng hoặc thấp hơn so với độ lệch chuẩn của tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng.

Đối với phương pháp hoán vị, độ lệch chuẩn trong dải tần từ 250Hz tới 10.000Hz gần đúng với độ lệch chuẩn quy định trong tiêu chuẩn ISO 3741. Tại dải tần số từ 50Hz tới 250Hz, độ không đảm bảo đo của phép đo bổ sung phải gần bằng độ lệch chuẩn mong muốn.

Nếu một giá trị kết quả đo được công bố, nó phải được chứng nhận phù hợp với ISO 4871.

Vai trò tầm quan trọng của Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm

Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh thực hiện giúp đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực của các khách hàng, doanh nghiệp có mong muốn:

  • Xác định hiệu quả cách âm (độ suy giảm âm) của vỏ cách âm.
  • Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, tối ưu hóa việc nghiên cứu – phát triển vỏ cách âm.
  • Công bố kết quả kiểm nghiệm để gia tăng sức cạnh tranh – doanh số, hoặc đưa vật liệu – sản phẩm vào lắp đặt, sử dụng, thi công… trong các công trình, dự án một cách thuận lợi, minh bạch, hợp quy.

Bên cạnh đó, trong trường hợp mẫu thử chưa đạt chuẩn, DASM sẽ tiến hành công tác tư vấn, thiết kế các giải pháp hình dáng/ kết cấu/ vật liệu sử dụng để hiệu chỉnh thiết kế một cách tinh gọn, hiệu quả, có chi phí tiết kiệm.

Nếu như trước đây, bạn còn vướng mắc một số băn khoăn, lo lắng và phải chi nhiều khoản phí cho các hoạt động tương tự tại nước ngoài thì hiện giờ chỉ cần liên hệ đến DASM. Toàn bộ quy trình còn lại sẽ được chúng tôi chủ động thực hiện trọn gói trong thời gian nhanh nhất để hoàn thiện trải nghiệm khách hàng về chúng tôi: DASM cung cấp dịch vụ tư vấn âm thanh với chất lượng thực sự vượt trội, mức giá được coi là cạnh tranh nhất trong ngành cùng các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm.

Ý nghĩa của dịch vụ thử nghiệm âm học tại DASM

Cuộc sống thương mại toàn cầu hóa ngày nay mở ra vô số thị trường mới và nguồn cung cấp khắp năm châu. Đi kèm với nó là các quy định và tiêu chuẩn quốc tế giúp khách hàng dễ dàng đánh giá – truy xuất nguồn gốc sản phẩm, lựa chọn được những mặt hàng phù hợp/vượt trội. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và hoàn thiện về công nghệ, kỹ thuật, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, bán hàng… v.v…

Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh (DASM) là thương hiệu tiên phong, toàn diện, chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực âm học. Ngày 12/1/2023, DASM được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận số 114/TĐC – HCHQ, chứng nhận đã đăng ký hoạt động thử nghiệm đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực Cơ lý (số đăng ký: 707/TN – TĐC).

Dịch vụ các phép thử nghiệm âm học của chúng tôi cung cấp đến khách hàng kết quả chuyên môn thiết thực để đáp ứng được tính bền vững, hiệu suất tiêu chuẩn, các giải pháp – tư vấn – hiệu chỉnh thiết kế… tối ưu cho sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, bạn sẽ cập nhật, đáp ứng và thích nghi với những tiêu chuẩn quốc tế thay đổi không ngừng để đột phá về doanh thu, lợi nhuận và nâng tầm thương hiệu.

Đồng thời, chúng còn có ý nghĩa thúc đẩy việc tối ưu hóa quy trình sản xuất – tiếp thị sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm; góp phần cải thiện giá trị, mở rộng thị trường, lan tỏa lợi thế sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp tại Việt Nam, khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Quý khách có nhu cầu thực hiện Phép thử nghiệm Xác định hiệu quả cách âm của vỏ cách âm – Phép đo ở điều kiện phòng thí nghiệm xin vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn chi tiết!

Bài viết liên quan